Trong cuộc sống hiện đại, gia đình Việt Nam có những thay đổi như giảm dần những gia đình nhiều thế hệ, con cái trưởng thành xây dựng gia đình thường ở riêng, cùng với tác động của cuộc sống hiện đại, sự bùng nổ thông tin, mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế... Nhưng nền nếp gia phong vẫn là cơ sở để gia đình Việt Nam phát triển, vì nó đã được truyền lại từ đời này sang đời khác và luôn luôn đi cùng với thời gian.
Đối với gia đình từ xưa đến nay, bữa cơm chính là những khoảnh khắc sum họp, là nơi thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc của mỗi thành viên trong gia đình. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ ăn uống, cha mẹ có dịp để hỏi việc học hành của con cái, chia sẻ những ý tưởng, tâm tư của con; vợ chồng thể hiện tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau; anh chị em hòa thuận, đoàn kết... Vì vậy, trở về nhà sau một ngày làm việc bận rộn, thưởng thức những bữa “cơm lành, canh ngọt” không chỉ đơn thuần là nơi mọi người cùng ăn những món ngon mà đặc biệt hơn, đó là sự gắn kết giữa các thành viên, hình thành nên truyền thống gia đình.
Sự hấp dẫn của bữa cơm gia đình không chỉ thể hiện ở việc thay đổi món ăn hằng ngày mà việc tạo không khí cũng hết sức quan trọng. Đó là chất xúc tác để mỗi thành viên trong gia đình luôn cảm thấy bữa ăn thật sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua. Và như thế, khi nghĩ về bữa cơm gia đình sau một ngày mệt mỏi, mọi người sẽ mong được về nhà, chỉ đơn giản để tìm những phút giây bình yên. khoảng thời gian vui nhất là lúc cả nhà quây quần bên mâm cơm, mọi người cùng chuyện trò, chia sẻ sau một ngày làm việc, học hành. Những buổi sinh hoạt chung chính là sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, là khoảng thời gian mọi người cảm nhận được sự ấm ấp. Bởi gia đình luôn là điều thiêng liêng nhất.
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Đạo lý “Kính trên nhường dưới”, “Uống nước nhớ nguồn” luôn được khắc sâu trong tâm trí mỗi người con trong gia đình, là điều không thể thiếu đối với việc gìn giữ những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam dù trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.
Trong cuộc sống hiện đại, gia đình Việt Nam có những thay đổi như giảm dần những gia đình nhiều thế hệ, con cái trưởng thành xây dựng gia đình thường ở riêng, cùng với tác động của cuộc sống hiện đại, sự bùng nổ thông tin, mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế... Nhưng nền nếp gia phong vẫn là cơ sở để gia đình Việt Nam phát triển, vì nó đã được truyền lại từ đời này sang đời khác và luôn luôn đi cùng với thời gian.
Đối với gia đình từ xưa đến nay, bữa cơm chính là những khoảnh khắc sum họp, là nơi thể hiện sự tôn trọng, yêu thương, chăm sóc của mỗi thành viên trong gia đình. Con trẻ thể hiện sự kính trọng với ông bà, cha mẹ qua từng cử chỉ ăn uống, cha mẹ có dịp để hỏi việc học hành của con cái, chia sẻ những ý tưởng, tâm tư của con; vợ chồng thể hiện tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau; anh chị em hòa thuận, đoàn kết... Vì vậy, trở về nhà sau một ngày làm việc bận rộn, thưởng thức những bữa “cơm lành, canh ngọt” không chỉ đơn thuần là nơi mọi người cùng ăn những món ngon mà đặc biệt hơn, đó là sự gắn kết giữa các thành viên, hình thành nên truyền thống gia đình.
Sự hấp dẫn của bữa cơm gia đình không chỉ thể hiện ở việc thay đổi món ăn hằng ngày mà việc tạo không khí cũng hết sức quan trọng. Đó là chất xúc tác để mỗi thành viên trong gia đình luôn cảm thấy bữa ăn thật sự là khoảng thời gian hạnh phúc không thể bỏ qua. Và như thế, khi nghĩ về bữa cơm gia đình sau một ngày mệt mỏi, mọi người sẽ mong được về nhà, chỉ đơn giản để tìm những phút giây bình yên. khoảng thời gian vui nhất là lúc cả nhà quây quần bên mâm cơm, mọi người cùng chuyện trò, chia sẻ sau một ngày làm việc, học hành. Những buổi sinh hoạt chung chính là sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, là khoảng thời gian mọi người cảm nhận được sự ấm ấp. Bởi gia đình luôn là điều thiêng liêng nhất.
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Đạo lý “Kính trên nhường dưới”, “Uống nước nhớ nguồn” luôn được khắc sâu trong tâm trí mỗi người con trong gia đình, là điều không thể thiếu đối với việc gìn giữ những giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam dù trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử.
Mỹ Lệ