1) Mục đích của tắt sóng 2G
Thúc đẩy 100% người dân sử dụng điện thoại thông minh nhằm tiếp cận các dịch vụ số đa dạng.
2) Lợi ích của tắt sóng 2G
- Giúp Chính phủ giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ chuyển sang dùng công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn; đồng thời, thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.
- Giúp giúp người dân được chuyển sang sử dụng các dịch vụ băng rộng 4G, 5G chất lượng cao hơn (cho phép người sử dụng truy cập Internet và các dịch vụ Internet liên quan ở các tốc độ cao hơn); cung cấp các dịch vụ tốt hơn, trong đó có nhiều dịch vụ tiện ích như: hành chính công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, tiếp cận thông tin qua các ứng dụng khi truy cập internet; Đồng thời, góp phần hoàn thành mục tiêu “Mỗi người dân một máy điện thoại thông minh”, phổ cập điện thoại thông minh đến tất cả người dân Việt Nam.
- Giúp doanh nghiệp loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh.
3) Lộ trình dừng công nghệ 2G
Thực hiện theo 2 giai đoạn, cụ thể: Đến tháng 9/2024, sẽ không cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only (thuê bao dùng máy điện thoại chỉ nghe, gọi, nhắn tin thông thường đời củ), nhưng mạng lưới 2G vẫn được duy trì đến tháng 9/2026 để làm một số nhiệm vụ. Đó là, phục vụ kết nối máy với máy, các thuê bao sử dụng điện thoại 4G nhưng chưa hỗ trợ cuộc gọi VoLTE (là tiêu chuẩn giao tiếp không dây chất lượng cao của các nhà mạng như Vinaphone, Viettel, MobiFone,... khi sử dụng mạng 4G) hoàn toàn, sẽ dùng mạng 2G này để thực hiện cuộc gọi và nhắn tin như bình thường, đảm bảo chất lượng cho người sử dụng. Với các cuộc gọi thiết yếu, các nhà mạng đều đảm bảo tiếp tục duy trì, không có bất kỳ gián đoạn nào.