Thành phố trực thuộc trung ương
Cuộc thi

DI TÍCH THÁP ĐÔI LIỄU CỐC

Thứ năm - 06/06/2019 14:31
Tháp Đôi Liễu Cốc là một công trình đặc trưng của văn hóa Chămpa. Tháp Đôi Liễu Cốc được xếp hạng di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 921/QĐBT, ngày 20/7/1994.
DI TÍCH THÁP ĐÔI LIỄU CỐC
Tại TDP Bàu Tháp, phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà hiện còn một di tích văn hóa Chăm, đó là hai tháp Chàm còn có tên gọi là tháp đôi Liễu Cốc, tồn tại dưới dạng không còn nguyên vẹn. Hai tháp nằm trên một gò đất chung quanh cây cao bóng cả che khuất, ở mặt phía Bắc, đông Bắc một hồ nước dài rộng, xưa kia chảy thông ra sông Bồ.
Tháp đôi Liễu Cốc là hai công trình còn được lưu giữ lại khá hoàn chỉnh, nhìn vào bình đồ tháp đôi dễ nhận thấy hai tháp, một tháp to và một tháp nhỏ hoặc một tháp cao to và một tháp thấp nhỏ hơn.
Tháp Đôi Liễu Cốc
Tháp Đôi Liễu Cốc
Tháp cao: Chân móng vùi lắp dưới lòng đất, gạch, hiện nay chưa xác định nền móng ban đầu của tháp, chiều cao xác định được từ cos diềm tháp đến cos bắt đầu của chân tháp là 4m.
Tháp thấp: Kỷ thuật xây dựng tháp, chất liệu, vật liệu xây dựng tương tự như tháp cao, cùng niên đại. Lòng tháp còn lại khoảng 7,5m2.
Tháp đôi Liễu Cốc xây dựng gần nhau dựa trên hai trục song song hướng Đông - Tây. Lối vào hai ngôi tháp nằm về phía Đông, nghĩa là theo quy luật, cửa vào tháp Chàm bao giờ cũng quay ra biển, hướng về phía mặt trời mọc, hướng của các thần linh, phù hợp với nguyên tắc tạo dựng các đền đài của văn hóa Ấn Độ giáo (hinduzm), ngoại trừ các tháp ở núi thung lũng có hướng cửa quay ra, thường dựa vào địa hình. Nội thất ngôi tháp cao được thiết lập trên mặt bằng hình chữ nhật phía Đông hơi nhô ra. Bên trong tháp cao, phía Tây còn lưu giữ lại một đoạn vòm uốn gạch của đỉnh tháp, đặc trưng kết cấu thể hiện trong các công trình kiến trúc - văn hóa của tôn giáo Chăm. Ở tường ngoài tháp có các khoảng tạo hình lõm, chia mặt chính tháp thành hệ thống bổ trụ. Nền tháp lát và bó vỉa bằng gạch.
Chân tường chính xây bằng gạch, giữ vai trò tường chịu lực trong kết cấu. Các viên gạch sắp xếp sít sao với nhau, điều đặn ở các lớp trong và ngoài của tường, còn ở giữa chân tường là gạch độn gồm gạch vụn, bột gạch, tường tháp dày 1,60m. Diện tích lòng tháp cao còn lại trên 9m2.
Hiện nay Tháp đôi Liễu Cốc chỉ còn giữ lại các đoạn tường chính và từng đoạn bó vỉa tường tháp. Các mảng tường trong và ngoài tháp cao còn lưu giữ lại là cơ sở cho phép các nhà nghiên cứu có thể xác định phong cách trang trí mảng tường. Nếu tổ chức khai quật nơi đây sẽ tìm thấy nhiều hiện vật quý, góp phần đắc lực trong việc xác định niên đại của hai ngôi tháp này và có cơ sở để phục hồi nguyên trạng khi có đủ điều kiện .
Thanh Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh bạ cơ quan

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỊA CHỈ EMAIL 1 Nguyễn Tiến Giang Trưởng Phòng 0935222235 ntgiang.huongtra@thuathienhue.gov.vn 2 Nguyễn Xuân Phó Trưởng...

Tin xem nhiều
Phần mềm dùng chung
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay458
  • Tháng hiện tại90,700
  • Tổng lượt truy cập2,188,114
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây