Chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và hội nhập của chúng ta hiện nay. Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu trong thời kỳ hội nhập và phát triển về khoa học công nghệ, là giải pháp quan trọng, cấp thiết làm cơ sở xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trao đổi tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, tỉnh đã tập trung và triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp cho công tác chuyển đổi số. Qua quá trình triển khai, chúng ta phấn khởi nhận thấy rằng: nhận thức về chuyển đổi số của các cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Các cơ quan, đơn vị đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số trên từng lĩnh vực nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin thiết yếu phục vụ chuyển đổi số được chú trọng đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, hiệu quả.
Hàng loạt chỉ số cải cách hành chính hàng năm, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong nhóm đầu của cả nước. Đặc biệt, trong hai năm 2020, 2021, tỉnh Thừa Thiên Huế xếp vị thứ 2/63 tỉnh, thành về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Đồng thời, Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu năm 2025 đạt 100% tiêu chí chính quyền số, hơn 90% dịch vụ công đạt cấp độ 4, kinh tế số chiếm 15 - 20% GRDP. Thừa Thiên Huế cũng là địa phương kiến tạo mô hình chuyển đổi số cấp tỉnh điển hình.
“Thừa Thiên Huế được đánh giá là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong công tác chuyển đổi số. Với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc tích cực của các cơ quan, ban, ngành, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả nhất định trong ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, hướng đến chính quyền phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.” Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, khẳng định.
Tại buổi đối thoại, Ban tổ chức đã nhận được nhiều câu hỏi, lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết, đóng góp của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để công tác chuyển đổi số ngày càng đi vào thực chất hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Lãnh đạo tỉnh đã trả lời, giải đáp một cách chu đáo, đầy trách nhiệm rất nhiều câu hỏi của người dân, tổ chức, doanh nghiệp gửi đến chương trình.
Phát biểu bế mạc Đối thoại trực tuyến, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình hy vọng với những thông tin mà chương trình mang lại sẽ giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về công tác chuyển đổi số trên địa bàn. Qua đây chúng tôi nhận thấy rằng cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền về công tác chuyển đổi số nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong tổ chức thực hiện công cuộc chuyển đổi số trên địa bàn.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, để thực hiện được chuyển đổi số hiệu quả, thực chất đòi hỏi phải có chiến lược bài bản, thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, tạo sự thay đổi phương thức quản lý, vận hành, quản trị xã hội. Quan điểm xuyên suốt của tỉnh là lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực, nguồn lực của chuyển đổi số. Chuyển đổi số phải để người dân, doanh nghiệp hưởng lợi từ dịch vụ công, tiện ích xã hội thuận tiện hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính họ người dân, doanh nghiệp sẽ tạo ra nguồn lực cho sự phát triển.
Qua buổi đối thoại lần này, lãnh đạo tỉnh phần nào nắm bắt thêm được các tâm tư, nguyện vọng của người dân để từ đó có những bổ sung, điều chỉnh phù hợp các nhiệm vụ, giải pháp trong quá trình chuyển đổi số của tỉnh trong tương lai.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tin tưởng rằng, với sự thống nhất về nhận thức và hành động, quyết tâm chính trị cao, trên cơ sở những kết quả tích cực bước đầu đạt được về chuyển đổi số của tỉnh, cùng với sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, Thừa Thiên Huế sẽ thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số đề ra theo Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy; góp phần sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Lãnh đạo tỉnh cùng ban tổ chức đối thoại chụp ảnh lưu niệm
Nguồn tin: thuathienhue.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
GIỚI THIỆU VỀ HƯƠNG TRÀ Thị xã Hương Trà ở vị trí giữa trung độ của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây; có tuyến quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc - nam đi qua với chiều dài 12km, tuyến đường phía Tây thành phố Huế dài 19 km, có Quốc lộ 49a dài 6 km. Hương Trà có 16...