Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình năm 2019 với các nội dung:
1. Các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về PCBLGĐ.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về chủ đề phòng, chống bạo lực gia đình.
Tổ chức tọa đàm, nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình trong đội ngũ cán bộ, công chức, công nhân lao động và các tầng lớp nhân dân tại các cụm dân cư, tổ nhân dân tự quản, biểu dương những điển hình, tiên tiến trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình nhân kỷ niệm ngày “Quốc tế Hạnh phúc 20/3”, ngày “Gia đình Việt Nam 28/6” và ngày “Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11” hàng năm.
Triển khai các hình thức cổ động trực quan như pa nô, áp phích, băng rôn với những thông điệp về phòng, chống bạo lực gia đình.
Lồng ghép nội dung trong các đợt, buổi sinh hoạt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình vào sinh hoạt của các tổ chức như: tổ nhân dân tự quản, câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và câu lạc bộ của các đoàn thể khác.
2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình trên địa bàn thị xã.
Hướng dẫn, chỉ đạo việc phổ biến luật pháp, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của thôn, tổ dân phố, câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và câu lạc bộ của các đoàn thể khác.
3. Phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình
Tiếp tục duy trì, củng cố và nhân rộng mô hình về PCBLGĐ ở cơ sở. Mỗi xã, phường chỉ đạo duy trì hoạt động ít nhất 01 mô hình PCBLGĐ. Ngoài ra, các địa phương căn cứ tình hình thực tế để bố trí nguồn lực và chủ động nhân rộng mô hình.
4. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 28/6: Hội thi, giao lưu, tọa đàm...
5. Tiếp tục triển khai thu thập dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định.
6. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện công tác PCBLGĐ ở cơ sở.
Mỹ Lệ