Thành phố trực thuộc trung ương
Cuộc thi

GIỚI THIỆU NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT LƯU TRỮ NĂM 2024

Thứ tư - 07/08/2024 14:41
Luật Lưu trữ số 33/2024/QH15 (sau đây gọi là Luật Lưu trữ năm 2024) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 21 tháng 6 năm 2024. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025. Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung cơ bản như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
1. Cơ sở chính trị

a) Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã xác định: “Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới” và “Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng Chính phủ số; đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử, kinh tế số” (khoản 1 Mục II và khoản 1 Mục IV Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 - 2030).
b) Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: “Tận dụng có hiệu quả các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại để thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và hiện đại hoá đất nước; phát triển mạnh mẽ kinh tế số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống, phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường sinh thái” (khoản 2 Mục II).
c) Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
d) Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 tháng 6 năm 2020 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương  Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
2. Cơ sở pháp lý
a) Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022.
b) Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
c) Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
d) Nghị quyết số 04/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước.
đ) Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tại điểm b khoản 1 mục IV đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm quốc gia là: “Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Lưu trữ để có quy định về lưu trữ điện tử, tạo điều kiện pháp lý cho việc thực hiện chuyển đổi số hoàn toàn trong hoạt động và quy trình làm việc của các cơ quan, tổ chức nhà nước”.
3. Cơ sở thực tiễn
Luật Lưu trữ năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lưu trữ của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương; hệ thống tổ chức lưu trữ lịch sử các cấp, lưu trữ cơ quan và người làm lưu trữ từng bước được kiện toàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất và kinh phí dành cho công tác lưu trữ được quan tâm đầu tư; tài liệu lưu trữ bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ quốc gia, Trung tâm Lưu trữ lịch sử ở địa phương và Lưu trữ cơ quan cơ bản được chỉnh lý, xác định giá trị, bảo vệ, bảo quản an toàn, sử dụng có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Lưu trữ năm 2011 đã bộc lộ những bất cập, hạn chế, một số quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, nhất là với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (trong đó có lĩnh vực lưu trữ) để tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, cụ thể là:
Thứ nhất, sau khi có Luật Lưu trữ năm 2011, Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách mới về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế; đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, đề án, chiến lược thực hiện chủ trương này của Đảng, trong đó có lĩnh vực lưu trữ. Trong quá trình triển khai thực hiện có những vấn đề đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khẳng định tính hiệu quả cần được tổng hợp, khái quát và luật hóa, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc xây dựng nền lưu trữ hiện đại, góp phần bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lưu trữ.
Thứ hai, nhiều vấn đề của thực tiễn chưa được Luật Lưu trữ năm 2011 quy định hoặc đã được quy định nhưng chưa cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Đó là:
- Vấn đề về thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ, bao gồm: (1) quản lý tài liệu lưu trữ Phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam và Phông lưu trữ Nhà nước Việt Nam; (2) thẩm quyền quản lý tài liệu của các ngành quốc phòng, công an, ngoại giao; (3) quản lý tài liệu lưu trữ cấp xã.
- Vấn đề về quản lý tài liệu lưu trữ điện tử và quản lý cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính, hội nhập quốc tế, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, bao gồm: (1) các khái niệm cơ bản; (2) giá trị pháp lý của tài liệu lưu trữ số; (3) kho lưu trữ số; (4) hoạt động nghiệp vụ đối với tài liệu lưu trữ số và tài liệu lưu trữ điện tử khác. 
- Vấn đề về hoạt động lưu trữ tư, bao gồm: (1) quản lý tài liệu lưu trữ tư; (2) trách nhiệm của Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài liệu lưu trữ tư; (3) tổ chức lưu trữ tư. 
- Vấn đề về quản lý hoạt động dịch vụ lưu trữ, bao gồm: (1) quy định về hoạt động dịch vụ lưu trữ và đối tượng kinh doanh hoạt động dịch vụ lưu trữ; (2) trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động dịch vụ lưu trữ; (3) thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi và đối tượng được cấp Chứng chỉ hành nghề lưu trữ; (4) lệ phí cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề lưu trữ.
Như vậy, việc xây dựng Luật Lưu trữ là cần thiết nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lưu trữ, đổi mới hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế.
Xem tiếp tại file văn bản đính kèm:

Tác giả bài viết: Phòng Văn hóa và Thông tin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Danh bạ cơ quan

STT HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ SỐ ĐIỆN THOẠI ĐỊA CHỈ EMAIL 1 Nguyễn Tiến Giang Trưởng Phòng 0935222235 ntgiang.huongtra@thuathienhue.gov.vn 2 Nguyễn Xuân Phó Trưởng...

Tin xem nhiều
Phần mềm dùng chung
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay1,249
  • Tháng hiện tại91,491
  • Tổng lượt truy cập2,188,905
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây